Ngày mới với tin tức sức khỏe: Nam giới tiểu đường nguy cơ rối loạn cương dương
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Child Development của Đại học Texas (Mỹ) đã xem xét cách cha mẹ sử dụng điện thoại thông minh trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh có tác động thế nào đến sự tương tác và phát triển khả năng nói lâu dài của bé, theo trang tin The Bump.Dữ liệu từ thí nghiệm cho thấy khi sử dụng điện thoại, cha mẹ nói chuyện với con trung bình ít hơn 16%. Với khoảng thời gian ngắn hơn từ 1 đến 2 phút sử dụng điện thoại, các nhà nghiên cứu đã chứng kiến sự gián đoạn lớn trong tương tác của họ với con, làm giảm khả năng nói của con xuống 26%. Dựa trên mức trung bình được quan sát là 4,4 giờ sử dụng điện thoại mỗi ngày, thật dễ dàng để thấy những sự gián đoạn này có thể cộng lại thành một tác động to lớn.Các tác giả nghiên cứu là tiến sĩ Miriam Mikhelson và tiến sĩ Kaya de Barbaro chưa thể xác định các yếu tố cụ thể thúc đẩy mối liên hệ giữa việc cha mẹ sử dụng điện thoại và việc giảm đầu vào lời nói hoặc tác động lâu dài đến việc học ngôn ngữ. Vì vậy, các nhà nghiên cứu chỉ khuyến khích phụ huynh chú ý hơn đến việc sử dụng điện thoại và cách nó có thể ảnh hưởng đến con họ.Các tác giả chia sẻ với Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển Trẻ em (Mỹ) rằng trẻ sơ sinh cần sự chăm sóc nhất quán và đáp ứng nhu cầu kịp thời, điều này có thể khó khăn hơn so với sự thoải mái khi dùng điện thoại thông minh."Tuy nhiên, một số phụ huynh có thể không đủ khả năng tắt hoặc cất điện thoại đi vì nghĩa vụ công việc hoặc các trách nhiệm khác mà họ phải đảm nhiệm", các học giả giải thích.Nghiên cứu còn đưa ra lời khuyên là phụ huynh nên thành thật với chính mình về mức độ mà điện thoại thông minh ảnh hưởng đến bản thân. Ý thức được việc này là bước quan trọng đầu tiên trong hành trình nâng cao chất lượng chăm sóc con cái.Tin tức thời tiết hôm nay 4.5.2024: Nam bộ, Tây nguyên mưa giông
Trong khuôn khổ buổi làm việc, đại diện tỉnh Thái Nguyên cho biết, Thái Nguyên coi Nghị quyết 57-NQ/TW là kim chỉ nam, trong đó chuyển đổi số và công nghệ đổi mới sáng tạo là phương thức mới cho mọi việc. Đại học Thái Nguyên mỗi năm có 81.000 sinh viên mới, đạt số lượng cao top đầu Việt Nam. Lãnh đạo tỉnh mong muốn FPT phát triển sản phẩm AI để hỗ trợ, nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực trẻ ở Thái Nguyên. Tỉnh cũng mong muốn tập đoàn khảo sát, nghiên cứu xây dựng trung tâm dữ liệu tại địa phương. Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh mong muốn tập đoàn hỗ trợ Thái Nguyên phát triển kinh tế số để thay đổi mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất, dùng kinh tế số để thay đổi chính quyền số, phát triển xã hội số.Thời gian qua, Thái Nguyên đã đầu tư xây dựng phim trường số, hướng đến phát triển trung tâm sản xuất phim truyền hình và phim điện ảnh, từ đó phát triển du lịch địa phương dựa trên những đặc trưng riêng của Thái Nguyên. Lãnh đạo tỉnh mong muốn FPT hợp tác, hỗ trợ để Thái Nguyên trở thành trung tâm đồ họa, điện ảnh số, nghệ thuật số. Về nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh mong muốn FPT hỗ trợ để ứng dụng công nghệ, nâng cao giá trị nông sản.Đáp lời lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc FPT chia sẻ, đối với FPT Nghị quyết 57-NQ/TW như một lời hiệu triệu mọi doanh nghiệp tham gia vào cuộc thay đổi lớn. Tổng giám đốc FPT đề xuất với Thái Nguyên các giải pháp để hai bên cùng thực hiện nghị quyết, song hành trong kỷ nguyên số. Về giáo dục, FPT mong muốn xây dựng hệ thống giáo dục từ cấp phổ thông đến đào tạo nghề. Tập đoàn FPT định hướng đào tạo theo khung chương trình tiên tiến, đưa STEM, robotics vào giáo án giảng dạy ngay từ cấp 2, để 5-10 năm nữa Thái Nguyên có nguồn nhân lực chất lượng cao, vì sự phát triển bền vững của địa phương. Đặc biệt, FPT sẽ tập trung đào tạo về trí tuệ nhân tạo. Chia sẻ với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên về kinh nghiệm toàn cầu hóa và việc hiện diện ở hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, lãnh đạo FPT kỳ vọng đây sẽ là nguồn cảm hứng để Thái Nguyên đưa sản phẩm chè - nông sản địa phương tiến ra thế giới.Theo ông Nguyễn Văn Khoa, từ kinh nghiệm hơn 36 năm trong lĩnh vực công nghệ, tham gia vào nhiều đề án quan trọng của đất nước, FPT đề xuất công nghệ thông tin là động lực để Thái Nguyên phát triển kinh tế số, chuyển từ hành chính công sang quản trị công. Kết luận buổi làm việc, đại diện UBND tỉnh khẳng định Thái Nguyên luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực trọng điểm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Bộ xương khổng lồ phá kỷ lục cao nhất thế giới
Tương tự nhiều làng cổ khác của vùng chiêm trũng Bắc bộ, làng Nôm thuộc Đại Đồng, Hưng Yên vẫn còn đó những nét đẹp cổ kính, trầm mặc, từ đình làng, ao làng, đường làng, cùng 19 nhà thờ họ biểu trưng cho con dân làng Nôm. Ở đời thường, nhắc đến Nôm là gợi ngay về nghề đặc thù của làng, ấy là buôn đồng nát. Cái nghề ấy "lẻn" cả vào thơ vè, định danh cụ thể về làng rằng: "Đồng nát thì về cầu Nôm".Ngược dòng lịch sử, tìm hiểu chuyện hình thành làng Nôm thông qua cụm di tích đình làng còn lưu lại mới biết thành hoàng làng Nôm chính là thánh Tam Giang - vị anh hùng dân tộc vẻ vang chống ngoại xâm chẳng liên quan gì đến nghề đồng nát. Ở vùng chiêm trũng Bắc bộ, thánh Tam Giang có hai hóa thân là thiên thần và nhân thần. Ở góc độ thiên thần, đây là vị thần chuyên bảo hộ vùng sông nước. Còn ở nhân thần, thánh Tam Giang là vị tướng oai dũng chống giặc ngoại xâm, sau khi hy sinh vì nước, ông được người dân tôn thờ. Thống kê có đến gần 400 đình, đền, nghè ở các làng cổ phía bắc thờ thánh Tam Giang.Trong cụm di tích đình Tam Giang ở làng Nôm, ngoài kiến trúc cổ kính của đình làng, mái ngói, cầu đá… còn nổi bật một cây đa cổ thụ. Các cụ cao niên kể rằng đấy là nơi khi xưa thánh Tam Giang và quân sĩ buộc ngựa, chiêu binh phục vụ kháng chiến chống giặc. Việc chiêu mộ binh sĩ khắp nơi, mỗi người mang mỗi họ khác nhau, khi đất nước yên bình, nhiều người trong số đó ở lại, thành cư dân làng Nôm. Nguyên cớ có đến 19 dòng họ khác nhau ở đây là vì vậy.Cũng từ câu chuyện chiêu quân của đức thánh Tam Giang, bánh tày ra đời. Với chiều dài gần 40 cm, khẩu chỉ bằng 3 ngón tay chụm lại, cầm rất vừa tay, mỗi chiếc bánh đủ cho một người bình thường ăn no. Việc người làng Nôm phát minh ra bánh tày chính là để phục vụ nhu cầu lương binh cho quân sĩ, vừa đủ dưỡng chất vừa đáp ứng tính tiện dụng, dễ dàng vận chuyển, lưu trữ thời gian dài. Nhờ vậy, bánh tày là dạng lương thực để binh sĩ bồi bổ trong những chiến trận ác liệt hoặc những cuộc hành quân xa.Tên gọi bánh tày, khi tìm hiểu ra, cũng mang lại nhiều thuyết giải thú vị. Liệu chiếc bánh có liên quan gì đến dân tộc Tày hay không? Nếu nhìn lại danh sách các dòng họ đang hiện hữu ở làng Nôm và những họ phổ biến của người Tày như Đỗ, Lê, Tạ… có thể thấy có sự tương đồng. Biết đâu trong quá trình chiêu quân, các tráng sĩ người Tày cũng tham gia công cuộc vệ quốc, gia nhập binh đoàn thánh Tam Giang và mang thứ bánh lá đặc trưng của dân tộc mình vào đời sống quân ngũ?Một lý giải khác liên quan đến bánh tày bắt nguồn từ chiều dài chiếc bánh. Nếu đo trung bình độ dài một chiếc bánh tày sẽ tương đương chiều dài cẳng tay với điểm đầu là lòng bàn tay và điểm cuối là cùi chỏ. Trong phương ngữ vùng Bắc bộ, đặc biệt là cư dân Hà Tây, chữ "tay" khi phát âm sẽ được nhấn thêm dấu huyền để thành "tày". Trong quá trình tập hợp binh về làng Nôm, có thể trong số ấy có những người lính đến từ vùng Hà Tây, việc biến âm trong phương ngữ khiến chiếc bánh tay khi xướng âm biến thành bánh tày là vậy.Trở lại với thời bình, bánh tày làng Nôm chỉ được làm vào dịp tết hoặc những sự kiện thực sự trọng đại. Cấu tạo một chiếc bánh rất đơn giản chỉ với đậu xanh đánh (đậu xanh lột vỏ, luộc chín, xào đường theo tỷ lệ 1:1) và mỡ thăn lợn cắt thỏi dài. Hai thứ này dùng làm nhân, còn lớp vỏ bánh là gạo nếp bao quanh, áo là lá dong. Bánh tày, ngoại hình giản đơn chỉ có thế. Nhưng khi ăn, bánh tày thực sự gây ấn tượng bởi sự cân bằng hài hòa giữa các nguyên liệu, hương vị. Ngọt bùi của đậu, béo ngậy của mỡ, dẻo thơm của nếp…, tất cả hòa quyện theo từng miếng cắn rất vừa nhờ kích thước khác lạ với các dòng bánh lá hiện hữu.Là đặc sản làng Nôm, ai ăn cũng khen ngon nhưng để tìm người làm ra bánh tày hôm nay lại là chuyện nan giải khi cả làng chỉ còn lại cụ Tạ Đình Hùng hằng năm vẫn gói bánh tày mùa tết đến. Tham gia cùng cụ Hùng trong một chuyến gói bánh tày, được nghe giải thích và chứng kiến các công đoạn làm bánh, mới thấy đằng sau vẻ giản đơn của chiếc bánh con con là vô số công đoạn phức tạp. Đầu tiên là phân chia tỷ lệ nguyên liệu, để ra một mẻ 100 chiếc bánh cần 10 kg gạo nếp cái hoa vàng vụ mới, 10 kg đường trắng, 10 kg đậu xanh không vỏ, 10 kg mỡ thăn. Phần chuẩn bị nguyên liệu chỉ có khoản đậu xanh đánh là nhọc sức vì phải luộc cho đậu nhừ, đánh nhuyễn không còn thấy dáng hạt rồi trộn đường đảo đều. Cái vất vả là khi đậu quết cùng đường, đảo tay không đều và nhanh sẽ làm đường chảy gây cháy khét, mẻ nhân ấy coi như hỏng. Đậu đảo đến chín nhừ, vàng ươm là hoàn thiện.So sánh làm bánh tày và bánh chưng, cụ Tạ Đình Hùng bảo: "Làm bánh tày vất hơn bánh chưng nhiều, bánh chưng có khuôn, một bánh tôi làm chậm nhất chỉ 2 phút, gói được một bánh tày bằng gói 3 - 4 cái bánh chưng". Đem câu chuyện làm bánh tày hỏi các nhà bán bánh lá ở chợ Nôm, ai cũng lắc đầu: "Không làm đâu, nhọc công lắm chú ạ". Cái sự nhọc ấy, hóa ra chẳng phải khó ở khâu chuẩn bị nguyên liệu mà ở kỹ thuật gói. Chứng kiến cụ Hùng tay thoăn thoắt từng thao tác xếp lá dong, rải 100 gram nếp cho một cái bánh, đặt phần nhân bánh lên lớp nếp, đoạn lấy tay túm hai mép lá kéo lên cao, giật xóc nhẹ, cuộn lại thật nhanh và đều, rồi thắt dây là xong một cái bánh tày. Độ khó khi làm bánh chính là ở cú giật "kinh điển" ấy. Cụ Hùng biết gói bánh tày từ năm 10 tuổi, đến nay đã hơn 70 năm tuổi nghề và cú giật điệu nghệ ấy vừa đủ lực để lớp gạo mỏng te bám đều quanh lõi nhân. Tôi làm thử mấy chiếc bánh cùng cụ nhưng cứ đến công đoạn cuối cùng với thao tác giật là gạo bay đằng gạo, nhân rời đằng nhân, không thể nào căn đều cho được.Mỗi lần chuẩn bị cho một mẻ bánh 100 cái, mất 2 ngày trời, dù tuổi cao, sức yếu, nhưng cụ Tạ Đình Hùng vẫn cố gắng làm, bởi: "Lệ làng xưa mỗi khi bày cỗ tết hoặc cúng đình, phải có giò cây, bánh tày, chả hoa, đều là các thứ người làng tôi tự làm cả, có năm cầu kỳ hơn thì thêm món cá kho ủ trấu. Giờ các món ấy thất truyền hết, còn lại mỗi bánh tày. Gói bánh mệt người lắm nhưng con cháu ở xa chúng nó cứ bảo gói để lễ thánh và mang làm quà đặc sản làng Nôm. Mấy năm nay chúng nó đem bánh tày làm quà biếu tết, ai ăn cũng khen, chiều các cháu nên cố làm".Nhờ kích thước nhỏ, gói đều tay, cộng thêm 5 giờ luộc ngập sôi trong nước, bánh tày khi hoàn thiện ngon dẻo rền ngậy đến lạ kỳ, ăn no vẫn không ngán. Đem cắt lát miếng bánh do cụ Hùng làm, thấy rõ các lớp vỏ, nhân, mỡ phân bố đều tăm tắp, mắt nhìn đã thấy thèm. Ăn bánh của cụ Hùng thật ngon, nhưng cũng có chút bâng khuâng, bởi rằng món bánh tày trứ danh của làng Nôm đang thiếu người kế tục. Trong nhiều mâm cỗ dâng lễ thánh ngày xuân của người làng, bóng dáng bánh tày đang dần được thay bằng những cao lương mỹ vị hợp thời hơn. Lo rằng một ngày không xa, món bánh tày làng Nôm chỉ còn tồn tại trong hoài niệm và chuyện kể.
Nhiều tiểu thương bán hoa tết ở các chợ hoa TP.HCM thở dài nói rằng năm nay, tình hình buôn bán chậm hơn so với những năm trước. Họ cũng chủ động hạ giá hoa ở mức phù hợp để hút khách mua hơn, mong sớm bán hết về ăn tết cùng gia đình.9 năm bán hoa tết ở một chợ hoa nổi tiếng ở Q.Gò Vấp, chị T., một chủ vườn ở miền Tây tâm sự năm nay, bán "ế thê thảm". Ngồi từ sáng tới chiều 28 tết, chị chỉ mới bán được vài cặp bông vạn thọ, trong khi còn hàng trăm chậu đang chờ khách mua.Chăm bón hoa vất vả để tết mang lên TP.HCM bán, chị T. hạnh phúc vì được đem tết đến mọi người. Ở chợ hoa này bao năm nay, chị có vô số những kỷ niệm cùng khách, đặc biệt là những vị khách dễ thương, năm nào cũng ghé ủng hộ."Có người này cũng có người kia, không ít khách trả giá ở mức quá đáng, mình không chịu thì họ kỳ kèo mãi. Nhiều người đợi tới ngày giao thừa mình bán ế, đòi mua với giá rẻ không thể chấp nhận được dù mình đã giảm giá sâu", chị bày tỏ.Chủ vườn nói rằng có năm bán không hết, chị thà đập chậu bỏ hoa, những năm gần đây thì đem cho chùa chứ nhất quyết không bán rẻ vì sợ tạo tiền lệ xấu. Chị lo lắng nếu bán với mức giá "khó chấp nhận" đó, nhiều người sẽ có thói quen chờ đến ngày cuối cùng để ép giá người bán. Người phụ nữ chia sẻ rằng việc trả giá trong buôn bán là điều bình thường, nếu thuận mua vừa bán thì tốt, còn không cũng chẳng sao. Tuy nhiên, chị hy vọng người mua hiểu được giá trị của từng chậu hoa để có mức trả giá phù hợp vì chị khẳng định từ trước đến giờ, chị chưa bao giờ nói thách với khách."Tình hình buôn bán năm nay tệ quá. Nếu năm nay thất bại, mình cũng nghĩ tới chuyện bỏ nghề", chị thở dài, chia sẻ.Vừa mua hoa chị T. chiều 28 tết, một vị khách cho biết mình là khách quen của chị và hầu như năm nào cũng đến ủng hộ. "Hoa ở đây đẹp, những năm trước chưng được lâu. Thêm nữa là chị bán rất dễ thương.Bản thân mình nghĩ việc trả giá khi mua hoa cũng là điều vui, nhưng trả giá sao cho vui mình mà cũng vui người ta, chứ nếu trả quá sâu, kỳ kèo mãi thì cũng kỳ. Tôi cũng không bao giờ lợi dụng sát giao thừa để ép người bán vì thứ nhất lúc đó hoa không còn quá đẹp, thứ hai là làm vậy cũng tội người bán, họ cũng từ quê lên thành phố để mưu sinh những ngày này, ăn ngủ ngoài đường, xa gia đình…", chị bày tỏ.Chị H., một nhà vườn đến từ Bến Tre cũng có hàng chục năm bán hoa tết ở TP.HCM. Tết năm nay là một năm buôn bán không mấy thuận lợi, nhưng chị nói rằng "còn nước còn tát", cứ đợi đến phút cuối xem tình hình thế nào.Nhiều năm buôn bán, chị gặp nhiều khách khác nhau. "Năm nay, tôi gặp nhiều vị khách dễ thương lắm. Có một khách là cô Việt kiều Mỹ, cũng gần 80 tuổi rồi mà nhìn trẻ lắm, cô mua chậu hoa kiểng giá 1 triệu, nhưng trả giá còn 800.000 đồng. Thấy cô dễ thương nên mình cũng chịu giá. Lúc thanh toán, cô gửi mình 1 triệu, nói còn lại lì xì. Lúc đó, mình bất ngờ mà cũng vui lắm", chị cười kể lại.Có những năm bán đắt, chị H. không phải bán hoa tết tới ngày giao thừa. Nhưng cũng có những năm bán chậm, chị phải ở lại. Chị H. cho biết Tết Nguyên đán Ất Tỵ này, chị phải ở lại vì còn hàng trăm chậu hoa cúc mâm xôi chưa bán xong.Hiện tại, chị cho biết đã giảm giá sâu. Tuy nhiên ngày mai, chị chia sẻ sẽ tiếp tục giảm, hy vọng bán hết để có thể sớm về ăn tết cùng gia đình. Chị H. nói rằng mức giảm giá của mình chạm đáy cũng 200.000 đồng/cặp cúc mâm xôi, không thể thấp hơn."Cúc của tôi là cúc bự, hoa đẹp, nếu giảm nữa thì không có lời. Tôi không phải người trồng mà cũng nhập về từ bà chị. Nếu ai đó lợi dụng ngày 30 để ép giá, mua với giá rẻ mạt, tôi thà bỏ chứ không bán. Bán mà không có lời thì bán làm chi, còn tạo tiền lệ xấu", chị tâm sự.Anh V., một người bán hoa tết khác ở Q.Gò Vấp cũng cho biết ngày cuối cùng trong năm, anh vẫn hay xả hàng với mức giá rẻ. Tuy nhiên theo anh, giá của chợ vãn vẫn phải ở mức chấp nhận được chứ không phải "rẻ như cho". Anh hy vọng năm nay buôn may bán đắt để không phải bán xả lỗ.
Lenovo và Google hợp tác tài trợ dự án số hóa lớp học tại Cần Thơ
Chiều 16.1, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan điều tra vụ tai nạn tàu hỏa qua địa bàn P.Hiệp Bình Chánh làm một người đàn ông tử vong.Danh tính nạn nhân được xác định là ông L.H.T (55 tuổi, ở H.Bình Chánh, TP.HCM).Thông tin ban đầu, khoảng 14 giờ cùng ngày, đoàn tàu số hiệu SE10 chạy từ TP.HCM hướng về miền Bắc. Lúc đoàn tàu qua giao lộ đường Phạm Văn Đồng - Hiệp Bình thuộc Km1716+200 (P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức) thì tông vào ông T. đang đi bộ trên đường ray.Cú tông mạnh làm nạn nhân tử vong tại chỗ, đoàn tàu dừng lại phục vụ công tác điều tra.Nhận tin báo, lực lượng chức năng TP.Thủ Đức nhanh chóng có mặt khám nghiệm hiện trường, trích xuất camera để làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn tàu hỏa.Trước đó, khuya 24.9 cũng xảy ra vụ tai nạn tàu hỏa qua địa bàn P.Hiệp Bình Chánh (TP.Thủ Đức) làm một nam sinh viên tử vong thương tâm.